1.17.2014

Giải mã bí ẩn kim tự tháp Ai Cập


Giải mã bí ẩn kim tự tháp Ai Cập - Cùng với xác ướp, tượng nhân sư, các kim tự tháp vĩ đại của người Ai Cập  là chủ đề yêu thích của các bộ phim, câu truyện phiêu lưu, truyện kinh di... Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc chắn Kim Tự Tháp sẽ là một ứng viên cực kỳ sáng giá. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ quan thế giới (cổ đại), Kim Tự tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay. Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp

Kim tự tháp là gì?

Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đấy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở Ai Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và là tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văng hóa, Kim tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng.
Giải mã bí ẩn kim tự tháp Ai Cập

Giải mã bí ẩn kim tự tháp Ai Cập

Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua. Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình.

Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là Ziggurats. Các Ziggurat là một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người Mesopotamia.

Kim tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình hết sức đáng chú ý.

Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria, Greece, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả Indonesia cũng có những Kim Tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, không có bất cứ Kim Tự Tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của Pharaon.

Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy?

Kim tự tháp, chưa cần đến những câu chuyện hư cấu bởi chúng ta đã có  vàn những bí ẩn về trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật của người Ai Cập xưa. Nếu như các công trình kim tự tháp khác con người gần như đều có câu trả lời chính xác về cách thức mà người xưa đã sử dụng thì riêng với những kim tự tháp Ai cập, đây còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. 

Giải mã bí ẩn kim tự tháp Ai Cập 2

Kim tự tháp là một trong những biểu tượng kiến trúc Ai Cập cổ đại

Trên thực tế, kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất của Ai cập hiện nay đã tồn tại được trên dưới 5000 năm. Điểm đầu tiên cần phải được nhắc đến là việc các Kim tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân năng đôi khi đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không thể hoàn hảo hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Đồng thời, cách mà người Ai Cập chuyển được những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hòan thành kim tự tháp còn là điều bí ẩn. Phải biết rằng, loại đá này không phải luôn được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. 

Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi - một hằng số mà sau này Archimedes được coi là người đã phát hiện ra. Các kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi. Ví dụ như Kim tự tháp Khê ốp, nếu chúng ta lấy hai lần chiều cao chia cho diện tích đáy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Bên cạnh đó, các kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp Khê ốp, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện ở mức dưới 2 cm - một độ chính xác đến kinh hoàng nhất trong là trong điều kiện người Ai Cập không có các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay.

Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ đảm bảo điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm... để giúp bảo quản xác của các Pharaon một cách tốt nhất. Cuối cùng phải kể đến sự hiểu biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ).

Nó được xây dựng như thế nào?

Trước tiên phải nói rằng quá trình xây dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng. 

Giải mã bí ẩn kim tự tháp Ai Cập 3

Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa học đã thống nhất về cách thức người tay xây dựng Kim Tự Tháp. Các công trình vĩ đại này luôn được các Pharaon khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ mất tới hàng chục năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian này, một lượng nhân công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động để xây lăng mộ cho mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lương thực, thời tiết, chiến tranh... nhưng được cho là dao động từ khoảng 20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng nhân công này sẽ được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là công việc rất khổ ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các tài liệu có được, một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong khoảng 3 năm là tối đa.

Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim Tự Tháp Khê ốp được lấy chủ yếu từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy nhiên, lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi xây dựng Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di chuyển vượt sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Quá trình này, kinh ngạc, sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite phải được lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935 km. Người ta ước tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng rã.

Tất nhiên, người Ai Cập không thể kéo lê các tảng đá nặng hàng tấn này suốt một quãng đường dài như vậy. Ngoài việc sẽ cực kỳ tốn công sức, các khối đá đã được đẽo gọt này sẽ bị hư hại nghiêm trọng. Để giải quyết, họ sử dụng các thanh trượt bằng gỗ, kéo bằng dây thừng đến công trường. Tất nhiên, dù như vậy, công sức bỏ ra để di chuyển một tảng đá cũng là rất lớn.

Đưa đá lên cao

Đây là bước gây nhiều tranh cãi nhất trong quá trình xây dựng một kim tự tháp. Hãy nhớ một điều quan trọng là người Ai Cập khi đó hoàn toàn chưa có các loại máy móc hiện đại hỗ trợ. Ngay cả bây giờ, tức là khoảng 4000 năm sau khi các kim tự tháp Giza được hoàn thành, việc nâng các khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng chục mét vẫn là một thử thách lớn. Vậy tại sao, 4000 năm trước, con người, cụ thể là người Ai Cập đã làm được việc đó?

Giải mã bí ẩn kim tự tháp Ai Cập 4


Giả thiết đầu tiên, đơn giản nhất tuy nhiên bản thân tôi thấy là không thực tế cho lắm là người Ai Cập xưa đã sử dụng cần trục và ròng rọc để đưa các khối đá này lên cao. Giả thiết này sẽ rất hợp lý nếu như kim tự tháp được xây bằng gạch hoặc những phiến đá nhỏ hơn. Còn với Kim tự tháp, việc đưa các khối đá nặng chừng 2,5 tấn có vẻ khá khó khăn.

Trước hết, nếu sử dụng ròng rọc đơn, chúng ta sẽ phải cung cấp một lực tương đương trọng lực của nó. Một phiến đá trung bình 2,5 tấn và nếu mỗi công nhân có "lực tay" tương đương 100 kg, chúng ta sẽ cần ít nhất 25 người cùng kéo một phiến đá. Tất nhiên, đây là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên, liệu 25 người đó có đủ sức để kéo liên tục hòn đá lên hay không?  Ngoài ra, lực kéo tương đương sẽ giảm vài lần nếu chúng ta sử dụng ròng rọc kép (như minh họa dưới hình vẽ). Nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, làm sao để chúng ta có thể chế tạo ra những ròng rọc có khả năng chịu đựng được lực kéo khổng lồ  này là một bài toán khó giải. Ngoài ra, đưa được lên cao sau đó làm thế nào để đưa những viên đá này vào đúng vị trí? Giả thiết này có vẻ không hợp lý lắm.

Giả thiết thứ hai, được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn và cũng hợp lý hơn hẳn: người ai cập đã xây dựng những đường dốc bằng đất khổng lồ để đưa những viên đá lên cao. Những đường dốc này được xây dựng vòng quanh Kim tự tháp và sau khi hoàn thành được phá bỏ. Các đường dốc bằng đất này giúp giảm đáng kể lực cần thiết để đưa hòn đá lên cao đồng thời cũng cho phép nhiều người cùng kéo lên dễ dàng hơn.

Cụ thể, người Ai cập sẽ xây dựng một đường dốc dài có độ dốc thấp từ mặt đất đến phần đang xây dựng dở của Kim Tự tháp. Sau đó, khi xây dựng lên những phần cao hơn, người ta sẽ kéo dài con dốc nhằm đảm bảo độ dốc ở mức thích hợp với quá trình xây dựng. Để kéo những viên đá từ chân dốc lên, người ta sử dụng những thanh gỗ tròn nhằm giảm ma sát. Những tốp nhân công với số lượng thay đổi phù thuộc vào kích cỡ phiến đá sẽ được huy động lần lượt. 

Càng lên cao, chiều dài của con dốc sẽ càng phải kéo dài và công việc của những người nhân công sẽ càng vất vả. Tuy nhiên, may mắn cho họ, số lượng những phiến đá ở trên cao càng ngày sẽ càng ít. Theo tính toán, tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.
Giải mã bí ẩn kim tự tháp Ai Cập 5

Tất nhiên, không phải chỉ có một đường dốc duy nhất được sử dụng vì nếu thế, xây dựng một kim tự tháp sẽ mất cả trăm năm. Ngoài 2 hoặc 3 đường dốc chính được sử dụng liên tục, họ còn xây dựng các đường dốc phụ và nhỏ hơn để mang được nhiều đá lên các phần của kim tự tháp nhất có thể.

Xây dựng và hoàn thành 

Sau khi đưa đá lên cao, các nhân công sẽ đưa những hòn đá này vào đúng vị trí của nó. Các khối đá được liên kết với nhau dựa hoàn toàn vào trọng lực của chúng, người Ai Cập không phải sử dụng bất cứ loại vật liệu liên kết nào.  Tùy vào kim tự tháp, thứ tự sắp đặt các viên đá, họ sẽ tạo nên các cấu trúc bên trong khác nhau. Nói chung, kiến trúc bên trong các kim tự tháp luôn hướng đến một điểm chung là tạo ra các hành lang ảo cho linh hồn nhà vua đi đến được các vì sao.

Sau khi hoàn thành việc đặt các viên đá để tạo nên hình dáng của kim tự tháp. Người Ai Cập sẽ tiến hành trau chuốt mặt ngoài và mặt trong của kim tự tháp cho đến khi hoàn tất. Công việc chau chuốt được thực hiện từ trên xuống dưới. Họ sẽ lược bỏ các phần lồi ra của mặt Kim Tự tháp, các đường dốc được gỡ bỏ, mặt trong của kim tự tháp sẽ được khắc chữ...

Kim tự tháp và quá trình hoàn thành nó vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim Tự Tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của người dân Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại.

1.16.2014

Kiến trúc Ai Cập cổ đại

Kiến trúc Ai Cập cổ đại - Nhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nin vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại.

Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại, phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại: đá vôi, đá sa thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc... Kinh nghiệm xây dựng thủy lợi trên hai bờ sông Nin giúp cho người dân Ai Cập phát minh ra máy nâng và vận chuyển, biết cách tổ chức lao động cho hàng vạn người một lúc. Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của công trình kiến trúc được dùng với thước đo. Việc sử dụng dụng cụ như rìu, búa và thước thủy chuẩn cũng rất chuyên nghiệp.

Kim tự tháp

Người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác, tạo thành các "mummy" và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng hình tròn hoặc hình vuông, sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. Ở Ai Cập còn tìm thấy nhiều nơi có dấu vết của các khu vực có Masataba như khu lăng mộ vua chúa ở Memphis, xây dựng ở vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ 18 trước Công nguyên. Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp.

Kiến trúc Ai Cập cổ đại - kim tự tháp


Kiến trúc Ai Cập cổ đại - kim tự tháp

Một trong những Kim tự tháp lớn xuất hiện đầu tiên là Kim tự tháp Djoser. Nó có đáy hình chữ nhật, hai cạnh dài 126 m và 106 m, cao 60 m, có 6 bậc, các tầng thu nhỏ về phía trên. Công trình này do Imhotep chỉ đạo xây dựng. Ông là một vị quan đầu triều của nhà vua vương triều thứ 3, năm 2770 trước Công nguyên. Ngoài Kim tự tháp này còn có Kim tự tháp ở Meidum và ở Dashur là những loại có ba bậc cấp. Sau này, chúng được nghiên cứu và phát triển thành Kim tự tháp trơn, tiêu biểu nhất là quần thể Kim tự tháp ở Giza. Quần thể này bao gồm ba Kim tự tháp lớn, một con nhân sư Sphinx, 6 Kim tự tháp nhỏ, một số đền đài và 400 Mastaba. Ba Kim tự tháp trên là: Kim tự tháp Kheops (hay Kim tự tháp lớn tại Giza), Kim tự tháp Khephren và Kim tự tháp Mykerinos. Các Kim tự tháp này mang tên các nhà vua của Vương triều thứ 4; các kim tự tháp nhỏ hơn là của các hoàng hậu cùng thời. Vật liệu xây dựng tháp là đá vôi được khai thác tại chỗ, bên ngoài được phủ lớp đá vôi trắng nhẵn bóng, lấy từ các mỏ đá ở Tourah, trên hữu ngạng sông Nin, lớp phủ này ngày nay đã bị tróc mất.

Kiến trúc đền Luxor

Kiến trúc Ai Cập cổ đại - Kiến trúc đền Luxor


Những đền thờ Ai Cập cổ đại dùng để thờ thần Mặt Trời. Thờ thần Mặt Trời cũng chính là thờ vua. Đền thờ thường có một cái cửa lớn, đường bệ và phù hợp với tính chất của các nghi lễ tôn giáo. Phần quan trọng thứ hai của đền là khu vực nội bộ của đại điện. Đây là nơi vua tiếp nhận sự sùng bái của một số người nên không gian được tổ chức sao cho u uẩn, kín đáo, mang tính thần bí. Đôi khi, đền còn được bao quanh bởi bức tường thành, ở đây có trổ một cửa gọi là tiền tháp môn (propylon), sau đó là một con đường lát đá, rộng 34 m, dài khoảng 140 m, hai bên đặt những con Sphinx, tiếp đến là các tháp bia, tượng vua và tháp môn.

Nhà ở

Vào khoảng thế kỷ 17 TCN, nhiều loại hình nhà ở được thấy ở thành Telel Amarna. Có ba loại nhà chính sau:
  • Nhà ở ba gian, vật liệu xây dựng là lau sậy và đất sét, mái bằng.
  • Nhà cho quan lại, tường gạch cao, mở ba cửa quay ra phố.
  • Loại lâu đài, dinh thự có ao cá, vườn cây phía trước, vật liệu dùng cột gỗ, tường gạch, dầm gỗ, mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. Các cung điện của nhà vua có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều cột, ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm cung điện, Ai Cập không có mà được vận chuyển từ Syrie tới.
Các thức cột

Kiến trúc Ai Cập cổ đại - kiến trúc cột





Các thức cột được mô phỏng theo hình tượng con người và các loài cây ( chà là, sồi, bao báp,... ). Các loại thức có :
  • Thức hoa sen, tạo dựng lấy từ nguồn cảm hứng gồm một bó hoa sen, được buộc lại bởi 5 vòng dây, xen kẽ thêm những nụ nhỏ ;
  • Thức cây kê, xuất hiện từ thời Trung vương quốc V, mô hình cây Papyrus ;
  • Thức Hathor, xuất hiện từ thời Trung vương quốc, bốn phía đầu cột là mặt nữ Thần tình yêu Hathor, diện hình đa giác 6-8-16 mặt. Đầu cột là tấm đá vuông, trên đó là đá đầu cột, tiếp trên là tường đầu cột,...
Theo Wikipedia Tiếng Việt

1.14.2014

Một số mẫu nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam

Tạp chí không gian xin gửi tới các bạn một số hình ảnh nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam.

Một số mẫu nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam


Một số mẫu nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam 2


Một số mẫu nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam 3


Một số mẫu nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam 4


Một số mẫu nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam 5


Một số mẫu nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam 6


Một số mẫu nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam 7


Một số mẫu nội thất phòng ngủ từ Dulux Việt Nam 8

1.09.2014

Bàn đa năng cho không gian chật hẹp

Bàn đa năng không những giúp cải thiện không gian chật hẹp mà còn là một trong những vật liệu không thể thiếu cho những dân công sở, các tòa nhà văn phòng, bàn làm việc như là người bạn thân thiết đồng hành cùng chúng ta trong công việc với những sổ sách, máy tính.

Bàn đa năng cho không gian chật hẹp

Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì bàn làm việc ngày càng được cải tiến thay đổi từ kiểu dáng đơn giản, chắc chắn đã được thay thế bằng những thiết kế mềm mại và hiện đại. Và theo xu hướng mới thì những chiếc bàn làm việc còn phải thân thiện và gần gũi hơn với người làm việc, đó chính là chiếc bàn làm việc đa năng.

Các bạn cùng tham khảo mẩu thiết kế bàn làm việc đa năng và vô cùng độc đáo sau nhé.
Bàn đa năng cho không gian chật hẹp 2

Chiếc bàn rất nhẹ do được sản xuất từ bọt EPS phun sơn nhựa tổng hợp và thật khó có thể tưởng tượng một bộ bàn làm việc bao gồm 2 chiếc ghế, 1 chiếc bàn, 1 chiếc đèn với ổ cắm điện và các khe lưu trữ tài liệu lại có thể nhỏ gọn như vậy.
Bàn đa năng cho không gian chật hẹp 3

Khi xếp lại chiếc bàn văn phòng có dạng hình khối nhỏ gọn.


Nhờ kích thước nhỏ gọn, tổ hợp bàn làm việc độc đáo này chiếm rất ít diện tích, rất phù hợp với những không gian sống nhỏ. Hơn nữa, hệ thống bánh xe cùng chiếc ghế lắp ngang bên phải còn mang đến cho thiết kế sự cơ động, dễ di chuyển, rất phù hợp cho những người không có không gian làm việc cố định.
Bàn đa năng cho không gian chật hẹp 4

Chiếc bàn có thể đẩy bất cứ đâu 1 cách tiện lợi.

Được thiết kế dạng lắp ghép, bạn có thể tự lắp ghép không gian làm việc của mình một cách vô cùng đơn giản.

1.08.2014

Những nhà thờ đẹp nhất thế giới

Những cái tên như St. Peter ở Vatican, tới nhà thờ Đức Bà Paris, hay công trình Sagrada Familia xây dựng trong 150 năm ở Tây Ban Nha đều khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng và thán phục trước kiến trúc đường bệ, cầu kỳ và tinh tế. Cùng tạp chí không gian điểm lại danh sách 10 nhà thờ đẹp nhất thế giới nhé!

1. Nhà thờ Giáng Sinh, Bethlehem, Palestine (Church of the Nativity, Bethlehem)

Nhà thờ Giáng Sinh, Bethlehem, Palestine (Church of the Nativity, Bethlehem)

Nhà thờ Giáng Sinh, Bethlehem, Palestine

Nhà thờ Giáng Sinh là một vương cung thánh đường ở Bethlehem, thuộc vùng Palestine. Nhà thờ này nguyên thủy do Constantinus Đại đế và hoàng thái hậu Helena xây dựng từ năm 327 sau Công nguyên trên vị trí mà theotruyền thống Thánh được coi là ở bên trên hang nơi sinh của chúa Giêsu. Nhà thờ Giáng sinh nguyên thủy được hoàn thành năm 339 sau Công nguyên và bị trận hỏa hoạn tàn phá trong thời những cuộc nổi dậy của người Samaritan ở thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Năm 565 sau Công nguyên Đế quốc Byzantine xây dựng lại nhà thờ này theo phong cách kiến trúc nguyên thủy.Sau đó đã có nhiều kiến trúc bổ sung, trong đó có các tháp chuông nổi tiếng. Do lịch sử văn hóa và địa lý, nhà thờ này có một ý nghĩa tôn giáo lớn lao đối với cả hai tín ngưỡng Kitô giáo và Hồi giáo.

2. Nhà thờ Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những công trình mái bát úp đồ sộ trên thế giới. Đường nét bên ngoài gợi ý sự sửng sốt và thành công thấy rõ của mái bát úp này, với đường kính 31m (100fit), chỉ có thể nhận thức được hết giá trị từ bên trong. Nhà thờ Hagia Sophia -"Khôn ngoan Thánh thiện" - được xây dựng và trang trí chỉ trong 6 năm từ năm 532 đến 537. Vẻ nguy nga và kỹ năng trong kết cấu đã cho thấy ý kiến nào cho rằng kiến trúc Cơ Đốc ban đầu vào đầu thời kỳ Trung cổ đang suy tàn là sai.

3. Nhà Thờ Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchre), Israel

Nhà Thờ Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchre), Israel

Nhà Thờ Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchre), Israel

Nhà Thờ Mộ Chúa (Church of the Holy Sepulchre) được hoàng đế La Mã Constantine cho xây vào khoảng năm 326 trên ngọn đồi trong cổ thành Jerusalem nơi các tín đồ Thiên Chúa Giáo tin rằng đó là ngọn đồi Golgotha theo Thánh Kinh Tân Ước là nơi Chúa Jesus chịu nạn trên cây thánh giá. Người ta cũng tin tại nơi đây là nhà mộ an táng xác Chúa Jesus. Cả ngàn năm nay Nhà Thờ Mộ Chúa được nhiều giáo phái Chính Thống (Orthodox) tranh giành quyền quản lý và cũng là địa điểm hành hương quan trọng nhất ở thánh địa Jerusalem nay do Israel kiểm soát.


4. Nhà Thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), Paris

Nhà Thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris)

Nhà Thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris)

Khởi công xây dựng năm 1163 và chỉ hoàn tất sau đó hai thế kỷ, là đại giáo đường Công giáo La Mã nổi tiếng nhất sau đền thờ Thánh Phêrô ở Roma. Nhà thờ đức bà Paris là một biểu tượng không thể thiếu của thủ đô Paris hoa lệ. Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Paris) là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris.

5. Nhà thờ Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha

Nhà thờ Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha

Nhà thờ Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha

Nhà thờ Sagrada Familia được xây dựng tại Barcelona, Tây Ban Nha. Nhà thờ Sagrada Familia được đánh giá là công trình đẹp nhất do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Antonio Gaudi thiết kế. Nhà thờ này đã tạo điểm nhấn du lịch cho thành phố Barcelona và nó trở thành một trong những biểu tượng của đất nước Tây Ban Nha.

6. Vương cung Thánh đường Thánh Máccô (Saint Mark's Basilica)

Vương cung Thánh đường Thánh Máccô (Saint Mark's Basilica)

 Vương cung Thánh đường Thánh Máccô (Saint Mark's Basilica)


Vương cung Thánh đường Thánh Máccô (tiếng Ý: Basilica di San Marco) tại Venezia là Thánh vật quốc gia của Cộng hòa Venice cho đến năm 1797 và từ năm 1807 là nhà thờ chính tòa của Venezia. Nhà thờ nằm trên Quảng trường San Marco trong khu phố San Marco.

7. Nhà thờ St. Paul Cathedral, London

Nhà thờ St. Paul Cathedral, London

Nhà thờ St. Paul Cathedral, London


Mái vòm của nhà thờ St. Paul Cathedral tuy không được dát vàng như Isaak Cathedral nhưng cũng gây ấn tượng mạnh không kém. Các lễ lạt quan trọng của hoàng gia hay được tổ chức tại đây, như đám cưới đình đám giữa thái tử Charles và công nương Diana vào năm 1981, hay lễ kỷ niệm 50 năm ngày lên ngôi của nữ hoàng Anh năm 2002.

Mái vòm nhà thờ được du khách rất ưa thích. Do có cấu tạo đặc biệt, âm thanh trong mái vòm luôn được vọng lại vào chính giữa nên hai người đứng ở hai đầu của mái vòm cách nhau 34m vẫn có thể nói chuyện thì thầm với nhau được!

Nhà thờ St. Paul bị phá hủy hoàn toàn trong đợt cháy lớn vào năm 1666 - nhà thờ mới được hoàn thiện vào năm 1708 sau nhiều lần thay đổi các bản phác thảo.

Tầng hầm của nhà thờ là nơi đặt mộ của những người có công với vương quốc Anh như Duke of Wellington hay Admiral Lord Nelson.

8. Nhà thờ thánh St. Peter - Vatican
Nhà thờ thánh St. Peter - Vatican

Nhà thờ thánh St. Peter - Vatican

Nhờ lối kiến trúc độc đáo và những truyền thuyết lịch sử, nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Nhà thờ thiên chúa giáo St. Peter là nhà thờ mang kiến trúc của cuối thời kỳ phục hưng nằm tại thành phố Vatican. Nhà thờ St. Peters (chính xác là nhà thờ xây kiểu có 2 dãy cột giống pháp đình cổ La Mã, có 2 hàng cột) có nội thất lớn nhất trong các nhà thờ Thiên chúa giáo trên thế giới có thể chứa hơn 60.000 người với diện tích 2,3ha. Nơi đây được coi là nơi thiêng liêng nhất của Kito giáo. Nhà thờ này đã từng được miêu tả rằng "nơi đây nắm giữ những gì độc đáo nhất của thế giới Kito giáo" và là "nhà thờ lớn nhất trong tất cả các nhà thờ của đạo Cơ đốc".

9. Nhà thờ Thánh Basil, Matxcova, Nga

Nhà thờ Thánh Basil, Matxcova, Nga

Nhà thờ Thánh Basil, Matxcova, Nga


Khởi công vào năm 1555 dưới thời Sa hoàng Ivan, sau 11 năm xây dựng và hoàn chỉnh, đến năm 1561 nhà thờ Thánh Basil (Matxcova, Nga) mới hoàn thành. Chiều cao của tòa điện chính của nhà thờ khoảng 81m. Lúc đầu, nhà thờ Thánh Basil chỉ có 8 tòa tháp cùng đứng chung trên một nền, mỗi tòa tháp tượng trưng cho một lần đánh thắng quân Mông Cổ.

10. Tu viện Westminster (Westminster Abbey)
Tu viện Westminster (tiếng Anh: Westminster Abbey)

Tu viện Westminster, London

Tu viện Westminster (tiếng Anh: Westminster Abbey), có tên chính thức Nhà thờ giáo đoàn Thánh Peter tại Westminster (The Collegiate Church of St Peter at Westminster), là một nhà thờ theo kiến trúc Gothic ở Westminster, Luân Đôn, nhà thờ này nằm ở phía tây của Cung điện Westminster. Tu viện Westminster là nơi tiến hành lễ đăng quang của các vua và nữ hoàng Anh, đây cũng là nơi chôn cất của nhiều người trong Hoàng gia Anh và nhiều nhân vật nổi tiếng khác trong Lịch sử Anh. Cùng với Cung điện Westminster và Nhà thờ Saint Margaret, Tu viện Westminster đã được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới vào năm 1987.

1.06.2014

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới

Cùng Tạp chí không gian chiêm ngưỡng những cây cầu chơi vơi trên nóc các tòa cao ốc - những sáng tạo độc đáo của các kiến trúc sư.

1. Cây cầu Marina Bay Sands tại Singapore

Marina Bay Sands Skybridge được cho là một kỳ quan cực kỳ hấp dẫn, xứng đáng là kiệt tác kiến trúc của nhân loại với một ốc đảo nhiệt đới chênh vênh trên cao, cao hơn cả tháp Eiffel, thậm chí với diện tích khá rộng, sẽ có đủ chỗ hạ cánh cho 5 chiếc máy bay phản lực A380. 

Marina Bay Sands Skybridge nằm ngay trên nóc tổ hợp khách sạn độc đáo Marina Bay Sands khánh thành hồi tháng 6 năm 2011. Đứng tại điểm vọng cảnh trên tòa nhà có thể ngắm ra biển Đông, vịnh Marina Bay.

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (1)

Công Viên Sands SkyPark nằm lơ lửng trên đỉnh của ba tòa tháp khách sạn Marina Bay Sands Hotel, độ cao 200 mét về phía chân trời, nơi đây giúp khách du lịch có cái nhìn thú vị 360 độ về Singapore theo mọi hướng.

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (2)

Marina Bay Sands Skypark nhìn từ xa như chiếc cầu khổng lồ trên không. Trong khu vườn rực rỡ gồm khoảng 600 loài thực vật, nhà hàng, quán bar.

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (4)

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (3)

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (5)

Đặc biệt, Skypark ngoài không gian rộng rãi, còn sở hữu bể bơi ngoài trời torng suốt lớn nhất thế giới với chiều dài 151m, gấp ba lần bể bơi Olympic.

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (6)


2. Ba chiếc cầu nối tại Trung tâm Thương mại thế giới Bahrain

Trung tâm Thương mại thế giới Bahrain (Bahrain World Trade Centre) là một tháp đôi có chiều cao 240m do kiến trúc sư người Nam Phi Shaun Killa thiết kế, tọa lạc tại Manama, thủ đô vương quốc Bahrain (nằm trong vịnh Ba Tư, Trung Đông). Công trình là tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới có cấu trúc hợp nhất với những tuôcbin gió khổng lồ. 
Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (7)

Ba chiếc cầu nối liền hai khối tháp 

Trên ba chiếc cầu treo nối liền hai tòa tháp của tòa nhà là ba chiếc tuôcbin gió cực lớn. Mỗi tuôcbin có công suất tương đương 225kW,đường kính dài 29m, hướng về phía bắc để đón luồng gió thổi từ vịnh Ba Tư vào. 

Hai tòa tháp mang hình dáng hai cánh buồm đối xứng nhau hai bên, tạo thành một đường luồng ở giữa cung cấp tối đa lượng gió thổi qua các tuôcbin. Điều này đã được xác thực từ những cuộc kiểm định luồng gió. Qua đó cho thấy với cấu trúc đối xứng như thế, tòa nhà đã tạo nên một luồng thổi hình chữ “S”, đảm bảo với bất kỳ luồng gió nào dao động trong góc 45° vào một trong hai cánh của trục trung tâm đều tạo thành một luồng gió vuông góc với các tuôcbin, tạo lực đẩy cho cánh cánh quạt của tuôcbin khởi động quay như chức năng của những chiếc cánh máy bay. 

Cũng chính nhờ những chuyển động đó mà nguồn điện từ các tuôcbin được phát ra đều đặn và liên tục. Khoảng 11-15% tổng năng lượng điện cả tòa nhà sử dụng được cung cấp bởi các “cối xay gió” này, nghĩa là 1,1-1,3 GWh/năm. Con số này tương đương tổng điện năng của khoảng 300 hộ dân sử dụng suốt một năm.

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (8)


Các luồng gió khi đi vào rãnh giữa của hai tháp sẽ tạo thành động năng vận hành các cánh quạt tuôcbin 
image
Cánh quạt của tuôcbin gió với đường kính dài 29m 

3. Tám cây cầu tại khu phức hợp Linked Hybrid, Trung Quốc

Tổ hợp công trình Linked Hybrid có tổng diện tích 220 000 m2, bao gồm 8 tòa tháp được nối với nhau bằng 8 cầu nối, tạo thành 1 vòng liên kết. Mỗi cây cầu nối vừa là lối đi liên kết giữa các tháp, vừa là nơi bố trí các dịch vụ công cộng. 
Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (9)

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (10)

Tổ hợp công trình này được xây dựng ở gần đường vành đai của Bắc Kinh. Nhằm khẳng định xu hướng phát triển đô thị hiện tại ở Trung Quốc, các tòa nhà được xây dựng theo hướng mở, có lối vào ra ở mọi mặt. Ngoài 750 căn hộ, công trình này còn gồm có các không gian công cộng, thương mại, giải trí, khách sạn và cả trường học. 

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (11)

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới (12)

Toàn bộ tổ hợp này có thể coi là 1 thành phố thu nhỏ, đủ không gian sinh sống, vui chơi và làm việc cho khoảng 2500 người.Bộ ảnh này ngoài các hình ảnh thật công trình còn có các hình ảnh về mặt bằng quy hoạch, mô hình, phân tích kết cấu,các mặt đứng, và mặt cắt

4. Cây cầu Aspirations

Chiếc cầu này có tên là Aspiration, nằm giữa Trường Ba lê Royal và Nhà hát Opera Royal, Covent Garden, Anh.

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới 13

Cây cầu giúp di chuyển dễ dàng giữa hai tòa nhà cao tầng đối diện nhau

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới 14

Không chỉ là phương tiện đi lại, cây cầu còn là nơi ngắm cảnh lý tưởng trong khu phố

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới 15

5. Chiếc cầu nối tháp đôi Petronas Twin Towers, Malaysia

Với thiết kế theo hình xoắn ốc, nhỏ dần về phía đỉnh có chiều cao là 452m, bao gồm 88 tầng chính và 44 tầng phụ, Petronas là tòa tháp đôi cao nhất thế giới hiện nay và cũng chính là biểu tượng cho thành phố Kuala Lumpur. Hai tòa tháp được kết nối với nhau bằng một chiếc cầu ở tầng 41 như mở rộng không gian quan sát thế giới xung quanh.

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới 16


Petronas Towers có 88 tầng, cao 431 mét, được thiết kế theo motip nghệ thuật đạo Hồi, tôn giáo chính tại Malaysia. Dù là ban ngay hay ban đêm, tòa nhà này đều vô cùng nổi bật bởi sự sang trọng và chiều cao "khủng"
Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới 17

Chiếc cầu trên không có chiều cao 170 m và dài 158 m, nằm ở tầng thứ 41 và 42, nơi được xem là tầng chuyển vì du khách muốn lên những tầng cao hơn phải đổi thang máy tại đây. 

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới 18

Những cây cầu trên không đẹp nhất thế giới 19

Theo Trí Thức Trẻ/Theworldgeography

 

Subscribe to our Newsletter

Support

Email us: tapchikhonggian@gmail.com

Our Team Memebers