1. Cây cầu Marina Bay Sands tại Singapore
Marina Bay Sands Skybridge được cho là một kỳ quan cực kỳ hấp dẫn, xứng đáng là kiệt tác kiến trúc của nhân loại với một ốc đảo nhiệt đới chênh vênh trên cao, cao hơn cả tháp Eiffel, thậm chí với diện tích khá rộng, sẽ có đủ chỗ hạ cánh cho 5 chiếc máy bay phản lực A380.
Marina Bay Sands Skybridge nằm ngay trên nóc tổ hợp khách sạn độc đáo Marina Bay Sands khánh thành hồi tháng 6 năm 2011. Đứng tại điểm vọng cảnh trên tòa nhà có thể ngắm ra biển Đông, vịnh Marina Bay.
Công Viên Sands SkyPark nằm lơ lửng trên đỉnh của ba tòa tháp khách sạn Marina Bay Sands Hotel, độ cao 200 mét về phía chân trời, nơi đây giúp khách du lịch có cái nhìn thú vị 360 độ về Singapore theo mọi hướng.
Marina Bay Sands Skypark nhìn từ xa như chiếc cầu khổng lồ trên không. Trong khu vườn rực rỡ gồm khoảng 600 loài thực vật, nhà hàng, quán bar.
Đặc biệt, Skypark ngoài không gian rộng rãi, còn sở hữu bể bơi ngoài trời torng suốt lớn nhất thế giới với chiều dài 151m, gấp ba lần bể bơi Olympic.
2. Ba chiếc cầu nối tại Trung tâm Thương mại thế giới Bahrain
Trung tâm Thương mại thế giới Bahrain (Bahrain World Trade Centre) là một tháp đôi có chiều cao 240m do kiến trúc sư người Nam Phi Shaun Killa thiết kế, tọa lạc tại Manama, thủ đô vương quốc Bahrain (nằm trong vịnh Ba Tư, Trung Đông). Công trình là tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới có cấu trúc hợp nhất với những tuôcbin gió khổng lồ.
Ba chiếc cầu nối liền hai khối tháp
Trên ba chiếc cầu treo nối liền hai tòa tháp của tòa nhà là ba chiếc tuôcbin gió cực lớn. Mỗi tuôcbin có công suất tương đương 225kW,đường kính dài 29m, hướng về phía bắc để đón luồng gió thổi từ vịnh Ba Tư vào.
Hai tòa tháp mang hình dáng hai cánh buồm đối xứng nhau hai bên, tạo thành một đường luồng ở giữa cung cấp tối đa lượng gió thổi qua các tuôcbin. Điều này đã được xác thực từ những cuộc kiểm định luồng gió. Qua đó cho thấy với cấu trúc đối xứng như thế, tòa nhà đã tạo nên một luồng thổi hình chữ “S”, đảm bảo với bất kỳ luồng gió nào dao động trong góc 45° vào một trong hai cánh của trục trung tâm đều tạo thành một luồng gió vuông góc với các tuôcbin, tạo lực đẩy cho cánh cánh quạt của tuôcbin khởi động quay như chức năng của những chiếc cánh máy bay.
Cũng chính nhờ những chuyển động đó mà nguồn điện từ các tuôcbin được phát ra đều đặn và liên tục. Khoảng 11-15% tổng năng lượng điện cả tòa nhà sử dụng được cung cấp bởi các “cối xay gió” này, nghĩa là 1,1-1,3 GWh/năm. Con số này tương đương tổng điện năng của khoảng 300 hộ dân sử dụng suốt một năm.
Các luồng gió khi đi vào rãnh giữa của hai tháp sẽ tạo thành động năng vận hành các cánh quạt tuôcbin
image
Cánh quạt của tuôcbin gió với đường kính dài 29m
3. Tám cây cầu tại khu phức hợp Linked Hybrid, Trung Quốc
Tổ hợp công trình Linked Hybrid có tổng diện tích 220 000 m2, bao gồm 8 tòa tháp được nối với nhau bằng 8 cầu nối, tạo thành 1 vòng liên kết. Mỗi cây cầu nối vừa là lối đi liên kết giữa các tháp, vừa là nơi bố trí các dịch vụ công cộng.
Tổ hợp công trình này được xây dựng ở gần đường vành đai của Bắc Kinh. Nhằm khẳng định xu hướng phát triển đô thị hiện tại ở Trung Quốc, các tòa nhà được xây dựng theo hướng mở, có lối vào ra ở mọi mặt. Ngoài 750 căn hộ, công trình này còn gồm có các không gian công cộng, thương mại, giải trí, khách sạn và cả trường học.
Toàn bộ tổ hợp này có thể coi là 1 thành phố thu nhỏ, đủ không gian sinh sống, vui chơi và làm việc cho khoảng 2500 người.Bộ ảnh này ngoài các hình ảnh thật công trình còn có các hình ảnh về mặt bằng quy hoạch, mô hình, phân tích kết cấu,các mặt đứng, và mặt cắt
4. Cây cầu Aspirations
Chiếc cầu này có tên là Aspiration, nằm giữa Trường Ba lê Royal và Nhà hát Opera Royal, Covent Garden, Anh.
Cây cầu giúp di chuyển dễ dàng giữa hai tòa nhà cao tầng đối diện nhau
Không chỉ là phương tiện đi lại, cây cầu còn là nơi ngắm cảnh lý tưởng trong khu phố
5. Chiếc cầu nối tháp đôi Petronas Twin Towers, Malaysia
Với thiết kế theo hình xoắn ốc, nhỏ dần về phía đỉnh có chiều cao là 452m, bao gồm 88 tầng chính và 44 tầng phụ, Petronas là tòa tháp đôi cao nhất thế giới hiện nay và cũng chính là biểu tượng cho thành phố Kuala Lumpur. Hai tòa tháp được kết nối với nhau bằng một chiếc cầu ở tầng 41 như mở rộng không gian quan sát thế giới xung quanh.
Petronas Towers có 88 tầng, cao 431 mét, được thiết kế theo motip nghệ thuật đạo Hồi, tôn giáo chính tại Malaysia. Dù là ban ngay hay ban đêm, tòa nhà này đều vô cùng nổi bật bởi sự sang trọng và chiều cao "khủng"
Chiếc cầu trên không có chiều cao 170 m và dài 158 m, nằm ở tầng thứ 41 và 42, nơi được xem là tầng chuyển vì du khách muốn lên những tầng cao hơn phải đổi thang máy tại đây.
Theo Trí Thức Trẻ/Theworldgeography
0 nhận xét:
Đăng nhận xét